Phát huy nguồn sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa |
|
Xây dựng
và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạocủa Đảng Không chỉ
tìm thấy và hướng cả dân tộc đi theo con đường cách mạngvô sản, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh còn đồng thời xác địnhvà xây dựng, củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lấy dân làm gốc,kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu cho một nước Việt Nam:độc lập, tự do,
hạnh phúc và góp phần bảo vệ nền hoà bình, dân chủ trên toànthế giới. Trong
suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủtrương, nhất quán
thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liênminh công
nhân-nông dân- trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo. Khối đại đoàn kếttoàn dân
đó được tập hợp trong một Mặt trận dân tộc thống nhất, và cùng vớithời gian,
ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệpcách
mạng. Từ tầm cao
của tư tưởng về giai cấp và nhân dân, Hồ Chí Minh đã cócông lao to lớn trong
việc xây dựng và thực hiện một chiến lược đại đoàn kếttoàn dân phù hợp, hiệu
quả, đồng thời xác lập mối đoàn kết quốc tế đúng đắngiữa nhân dân Việt Nam
với nhân dân các nước trong khu vực; với nhân loại tiếnbộ, yêu chuộng hòa
bình, công lý trên thế giới nói chung, và giữa nhân dân ViệtNam với nhân dân
3 nước Đông Dương nói riêng để góp phần vào thành công củacuộc cách mạng.
Thực hiện tư tưởng của Người về vai trò lãnh đạo của Đảng trongkhối đại đoàn
kết toàn dân tộc và Đảng Cộng sản phải “tự mình trở thành dântộc”, Đảng ta -
đội tiền phong của giai cấp và dân tộc, đã luôn giữ gìn sự đoànkết, thống
nhất trong Đảng như giữ gìn con người của mắt mình; và sự đoàn kết,thống nhất
đó chính là cơ sở, là hạt nhân, là tấm gương của khối đại đoàn kếttoàn dân. Có Đảng
tiền phong với đường lối chính trị đúng đắn, có khối đạiđoàn kết toàn dân làm
nền tảng, cuộc giải phóng dân tộc (1930-1945), cuộc khángchiến chống thực dân
Pháp năm (1946- 1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975) đã giànhthắng lợi. Cả đất
nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, kiên định mục tiêu độclập dân tộc và CNXH
đang ngày một đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Không chỉ
nhấn mạnh: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm”,“Đoàn kết, đoàn kết,
đại đoàn kết”, Hồ Chí Minh còn bằng những việc làm cụ thểtrong thực tiễn để
chứng minh rằng cố đại đoàn kết ắt sẽ “thành công, thànhcông, đại thành
công”, “đoàn kết là then chốt của mọi thành công”. Điều đó chothấy rằng,
xuyên xuốt và nhất quán trong tư tưởng của Người thì đoàn kết - đạiđoàn kết
không đơn giản chỉ là một phương pháp tập hợp tổ chức lực lượng cáchmạng, cao
hơn nữa đó là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược cách mạng của mộtĐảng Cộng
sản. Từ ngày trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941) chođến khi
từ biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền (2/9/1969), Hồ Chí Minhđã
bằng chính tấm gương đạo đức cao cả, tâm trong sáng, tấm lòng yêu nước,thương
dân, tin dân và kính trọng dân của mình để quy tụ xung quanh mình hếtthảy
những người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt già, trẻ, gái, trai,tôn
giáo, đảng phái... Bao dung và nhân ái, Hồ Chí Minh đã cảm hoá, tập hợpđược
những nhân sỹ trí thức lớn như Phạm Khắc Hòe, Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh
ThúcKháng,v.v..để cùng họ vì lợi ích thiêng liêng của dân tộc và nguyện vọng
chínhđáng của nhân dân lao động, tham gia đóng góp sức mình để xây dựng chế
độ mới.Uyển chuyển, hài hoà trong cả tư tưởng - đạo đức - hành động, ngọn cờ
đại đoànkết của Hồ Chí Minh đã trở thành động lực cho một mẫu số chung bất
biến, đó làđộc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân. Trên một
nguyên tắc nhất quán là lấy lợi ích tối cao của dân tộc,quyền lợi của nhân
dân làm nền tảng, Hồ Chí Minh đã trân trọng, tìm kiếm vàphát huy những điểm
tương đồng, thống nhất, hạn chế dần những khác biệt, mâuthuẫn vì “Tổ quốc
trên hết”, “Dân tộc trên hết” và vì lẽ sống “Không có gì quýhơn độc lập tự
do”. Mọi người dân Việt Nam yêu nước, ai có tài, có đức, có lòngphụng sự Tổ
quốc đều hướng về Hồ Chí Minh, bởi lẽ, Người luôn quan tâm đến mọingười, chăm
lo lợi ích cho mọi người bằng tâm tình, thức tỉnh, tuyên truyền vàvận động.
Cao hơn nữa, Người đã tự mình “hoà mà không tư” nên những gì Ngườinêu ra,
gương mẫu thực hiện đã nhanh chóng đi vào lòng người, tạo ra nguồn sứcmạnh vô
địch và có sức sống bất diệt. Hồ Chí Minh đã bằng tấm gương “trung vớinước,
hiếu với dân” thực hiện thành công một chiến lược đại đoàn kết rất sángtạo và
độc đáo, rất cách mạng nhưng cũng rất nhân văn giữa Đảng và Dân, giữaQuân và
Dân, giữa các dân tộc, các tôn giáo,v.v.. giữa quốc gia và quốc tế trêntinh
thần “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”! Tiếp tục
khẳng định và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dântrong thời kỳ mới Kể từ khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cáchmạng, khối đại đoàn
kết toàn dân mà Hồ Chí Minh là linh hồn, là Người lĩnhxướng luôn có một vị
trí đặc biệt trong chiến lược cách mạng của Đảng ta. TừChánh cương, Sách lược
vắn tắt năm 1930, trải qua các hình thức mặt trận dântộc thống nhất (đặc biệt
là Việt Minh) và sau đó là Mặt trận Tổ quốc ViệtNam,... có thể thấy trong bất
kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng luôn bìnhtĩnh, sáng suốt sử dụng có hiệu
quả nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàndân tộc, để một mặt, cô lập lực
lượng thù địch, mặt khác, tranh thủ sự giúp đỡcủa bè bạn để tự giúp mình.
Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh thực hiệnchính là thông qua tuyên truyền
giáo dục, để tập hợp quần chúng và xử lý cácmối quan hệ trên cơ sở xoá bỏ
thành kiến, thật thà đoàn kết, nhằm phát huy đếnmức cao nhất sức mạnh dân
tộc, sức mạnh thời đại, vì sự nghiệp giải phóng dântộc và xây dựng CNXH. Kế thừa và
phát huy nguốn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dântrong sự nghiệp đổi
mới, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đạihội Đảng lần thứ IX
(2001) đã lấy chủ đề là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc,tiếp tục đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”. Đến Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Báo cáo củaBan chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng trìnhbày tại Đại hội
ngày 18/4/2006 đã nhấn mạnh rằng: "Đại đoàn kết toàn dântộc cần lấy mục
tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nướcmạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồngbào các dân
tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người ViệtNam định
cư ở nước ngoài; xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử vềquá khứ,
thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái vớilợi ích
của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinhthần
cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và đồng thuận xã hội vì tương laitươi
sáng của dân tộc". Tiếp đó, từ
năm 2003 đến năm 2008, Đảng đã ra nhiều Nghị quyếtchuyên đề, nhằm tăng cường
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đó là Hội nghị lầnthứ 7 Ban Chấp hành Trung
ương khóa IX (1-2003) ra Nghị quyết về phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh; Hội nghị lần
thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (1-2008) raNghị quyết về tiếp tục xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trungương khóa X (7-2008) đã
ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác thanh
niên, Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức và Nghịquyết về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn, v.v.. Đó chính là hệ thống các quanđiểm của Đảng tiếp
tục khẳng định vai trò và việc cần thiết phải tăng cường,phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vun đắp cho
khối đại đoàn kết toàn dân ngày một phát triển, quántriệt sâu sắc và học tập
những bài học kinh nghiệp quý báu của Hồ Chí Minh về tưtưởng đại đoàn kết
toàn dân, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳngđịnh: “Đại đoàn kết
toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạngViệt Nam; là nguồn sức
mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyếtđịnh bảo đảm thắng lợi
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêuxây dựng một nước Việt
Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; xoá bỏmặc cảm, định kiến về quá
khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khácnhau không trái với lợi
ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyềnthống nhân nghĩa,
khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trậnchung, tăng cường
đồng thuận xã hội”[1]. Đại đoàn
kết là truyền thống, là sức mạnh quý báu của dân tộc tatrong mọi thời khắc
của lịch sử. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, để đại đoànkết toàn dân tộc
ngày càng được củng cố và phát huy sức mạnh, mọi thành viêntrong đại gia đình
Việt Nam, dù là ai, đang sinh sống ở nơi nào cũng cũng đồnglòng, đoàn kết
rộng rãi và chân thành, để “chung tay, góp sức” thực hiện thắnglợi Nghị quyết
Đại hội XI của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn
minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì cần lưu ý nhữngđiểm sau: - Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sátvà phản biện xã hội khi
tham gia xây dựng và vận động quần chúng nhân dân thựchiện các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; đặc biệt,thông qua các hình thức
và việc làm thiết thực để phát huy tinh thần yêu nước,lòng tự hào dân tộc, ý
chí tự lực, tự cường, ý thức trách nhiệm và quyền làmchủ của nhân dân, và
hướng mạnh hơn nữa các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dâncư,v.v.. - Thực hiện
tốt hơn nữa Quy chế dân chủ ở cơ sở, từng bước giảiquyết những vấn đề xã hội
bức xúc,v.v.. để phòng và chống âm mưu “diễn biến hoàbình”, chống lại các thủ
đoạn quyết liệt nhằm tranh giành quần chúng, chia rẽmối quan hệ giữa Đảng với
dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thếlực thù địch. - Bảo đảm lợi ích của cácgiai cấp, tầng
lớp xã hội và kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thểvà toàn xã hội,
coi đó là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết để tổchức và động
viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhằm củngcố và mở
rộng khối đại đoàn kết toàn dân./. |
|
Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 7