TRẦN MAI THANH
Tóm tắt: Có
thể nói: Chiến lược Đại đoànkết Hồ Chí Minh giữ một vai trò quan trọng,
thể hiện sáng rõ trong kháng chiến chống Pháp,chống Mỹ và trong sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chiến lược Đại đoàn kếtHồ Chí Minh đã giải quyết một
cách đúng đắn lợi ích của dân tộc và lợi ích củagiai cấp. Người luôn đặt lợi
ích của dân tộc lên trên hàng đầu. Sức mạnh củatoàn dân chỉ phát huy khi được
tập hợp trong mặt trận, Hồ Chí Minh đã rất thànhcông trong việc xây dựng mặt
trận dân tộc thống nhất để phát huy cao độ sứcmạnh của toàn dân. Sự thành công
của chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh cònthể hiện ở đức độ, sự khoan dung đối
với con người, nhất là những người đã lầm đường,lạc lối. Dưới ánh sáng của
chiến lược Đại đoàn kết Hồ Chí Minh, cách mạng Việt Nam đã đi tới thắng
lợi cuối cùng trong công cuộckháng chiến và kiến quốc.
|
|
|
|
Chiến lược Đại đoànkết Hồ Chí Minh tính đến cuộc kháng chiến
chống pháp (1945-1954) đã có thờigian kiểm nghiệm và phát triển trên dưới 20
năm. Trong quá trình đó, chiến lượcđược bổ sung và phát triển hoàn thiện từng
bước tuỳ theo tình hình xã hội vànhiệm vụ cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có
những điều chỉnh nội dung kịpthời cho phù hợp nhằm tập hợp lực lượng cho cách
mạng ở mức cao nhất. Chủ tịch HồChí Minh - người khởi xướng - đã đưa chiến lược
đó vào thực tiễn lao động, chiếnđấu của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc
kháng chiến- kiến quốc và cóhiệu lực rất lớn.
Qua nghiên cứu,chúng tôi nhận thấy, dù có điều chỉnh, Chủ tịch
Hồ Chí Minh không bao giờ xarời những nguyên tắc có tính chiến lược. Những
nguyên tắc đó thể hiện qua các mặtsau đây:
1.Trong bối cảnh đất nước đã có chính quyền, tiếp tục giải quyết
đúng đắn mốiquan hệ giữa vấn đề dân tộc ( DT) và giai cấp (GC)
Vấn đề lợi ích củacác thành phần khác nhau trong xã hội thể hiện
qua các cặp phạm trù: “Cá nhân -tập thể; gia đình – xã hội; bộ phận – toàn thể;
giai cấp – dân tộc”; quốc gia -quốc tế” (1,133,134).
Các cặp phạm trùnày luôn đặt ra cho các lãnh tụ và tổ chức chính
trị tiên phong những vấn đề cầngiải quyết thoả đáng. Các cặp phạm trù ấy thể
hiện mối quan hệ rất phức tạp,chằng chéo và luôn chứa đựng hai mặt của một thể
“thống nhất và mâu thuẫn”. Trongquá trình vận động của đời sống thực tiễn nó
luôn luôn biến đổi không ngừng.Trong các cặp phạm trù đó, mối quan hệ của dân
tộc và giai cấp đóng vai trò cốtlõi. Giải quyết hợp lý mối quan hệ này là một
công việc thuộc phạm vi chiến lượcvà cực kỳ khó khăn.
Việc giải quyết đúngđắn, hợp lý mối quan hệ đó trong tư duy
chính trị và hoạt động thực tiễn của HồChí Minh được thể hiện ở nhiều khía cạnh
rất phong phú, sinh động, sáng tạo và độcđáo.
Trong giai đoạn đã có chính quyền, Hồ Chí Minh tiếp tục
đánh giá đúngvai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo
trong xã hội đểtổ chức đưa họ vào công cuộc kháng chiến kiến quốc.
Mối quan hệ giữadân tộc và giai cấp là mối quan hệ biện chứng
không thể tách rời của một thểthống nhất. Nhận thức về vấn đề này, Hồ Chí Minh
đã rất đúng và sáng suốt khi quanniệm: quyền lợi của dân tộc là trên hết nhưng
không bao giờ có một dân tộc siêuhình phi giai cấp cũng như không có một giai
cấp siêu hình đứng ngoài dân tộc.Dù quyền lợi kinh tế, chính trị, xã hội khác
nhau nhưng tất cả các giai cấp đềutồn tại trong lòng dân tộc. Từ nhận thức khoa
học đó, Hồ Chí Minh đánh giá đúngvai trò, vị trí của các giai cấp, tầng lớp xã
hội, tôn giáo, dân tộc và đưa họvào công việc cứu nước rất thành công ở thời kỳ
đấu tranh giành chính quyền.
Phát huy và pháttriển nhận thức đúng đó, trong cuộc kháng chiến
kiến quốc (1945-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lại rấtthành công khi tiếp
tục tổ chức, đưa họ vào sự nghiệp cách mạng ở giai đoạnmới.
Trong khi đặt vấn đề dân tộc là một nhiệm vụ thiêngliêng hàng
đầu, Hồ Chí Minh với cương vị Chủ tịch nước, đã cố gắng cùng Đảng,Chính phủ tìm
mọi biện pháp giải quyết lợi ích dân chủ (về chính trị, kinh tế,văn hoá, xã hội)
cho các giai cấp, dân tộc và tôn giáo.
Cách mạng tháng Támthành công Việt Namđã giành được độc lập dân
tộc, chủ quyền quốc gia. Giai đoạn tiếp theo, ý chívà nguyện vọng cao nhất của
toàn dân là bảo vệ, giữ vững và phát triển nhữngthành quả đó. Trong tuyên ngôn
lập nước, ý chí của cả dân tộc đã được khẳng định,cả dân tộc sẽ không tiếc bất
cứ thứ gì, kể cả máu xương. Lời thề độc lập đã trởthành hành động trong cuộc
kháng chiến - kiến quốc vì độc lập, tự do của Tổquốc. Những khẩu hiệu “Dân tộc
trên hết”, “Tổ quốc trên hết” luôn là tư tưởngchủ đạo trong tất cả đường lối,
chủ trương mà Hồ Chí Minh và Đảng đưa ra trongtiến trình kháng chiến.
Lý tưởng của HồChí Minh không chỉ dừng lại ở độc lập dân tộc. Tự
do hạnh phúc cho mọi người mớilà mục tiêu cao nhất của Người. Chính vì vậy,
trong quá trình lãnh đạo nhân dânthực hiện những nghĩa vụ thiêng liêng nhất,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng tìmmọi giải pháp nhằm thực hiện những vấn đề
lợi ích dân chủ cho mọi giai tầng mà điềukiện của cuộc kháng chiến cho phép.
Trong khi giảiquyết vấn đề dân tộc- giai cấp, dù ở bất kỳ tình
huống nào, sự lãnh đạo của Đảngvẫn phải được đảm bảo ở mức cao nhất, đây là
nguyên tắc cốt tử trong quá trìnhhoạch định đường lối. Khi giải quyết những vấn
đề quyền lợi hoặc khi phải phânnhượng, quyền lợi của giai cấp công nhân- nông
dân không bao giờ bị bán rẻ hoặcbỏ quên.
Trong lịch sửphát triển của phong trào cách mạnh thế giới nói
chung và phong trào cộng sảnthế giới nói riêng, không ít tổ chức chính trị hoặc
lãnh tụ đã mắc phải sai lầm,thậm chí sai lầm nghiêm trọng khi giải quyết mối
quan hệ giữa vấn đề dân tộc vàgiai cấp. Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi khiến cách
mạng lâm vào thế đơn độc bởi quácoi nặng vấn đê giai cấp đã từng xảy ra vào
những lúc, ở những nơi nhất định trênthế giới, làm ảnh hưởng không nhỏ đến
phong trào cách mạng. Vượt qua được tiềnlệ đó, Hồ Chí Minh là một hiện tượng
hiếm, đó là đại phúc cho dân tộc ta. Hồ Chí Minhkhông những lãnh đạo cuộc
kháng chiến- kiến quốc thắng lợi mà còn giúp đất nướctránh được thảm hoạ của sự
chia rẽ cộng đồng sắc tộc, tôn giáo.Những cuộc nộichiến có tính chất huỷ diệt
như ở Campuchia cuối những năm 1970, hay những cuộctranh chấp đã diễn ra ở Đông
Âu, Liên Xô (cũ) là bằng chứng về những sai lầm củacác nhà lãnh đạo. Tư
tưởng biện chứngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp đã vượt
hẳn lên trên thờiđại hơn nữa còn có giá trị như một sự tiên tri.
2. Trên cơ sởliên minh công nông và trí thức, Hồ Chí Minh đã có
biện pháp tổ chức và xâydựng Mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với yêu cầu
của từng thời kỳ cáchmạng.
Xây dựng MTDTTN,tạo ra cái cốt vật chất để chứa đựng nội dung
đoàn kết, đối với Hồ Chí Minh làmột vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Vì vậy,
thống nhất quốc gia trong MTDTTNđược xem như một thứ vũ khí sắc bén, quan trọng
hàng đầu để chiến thắng mọiloại kẻ thù của cách mạng Việt Nam.Dưới con mắt duy
vật biện chứng và lịch sử, hình thức mặt trận thống nhất, tuỳtừng giai đoạn
lịch sử cụ thể, có thể khác nhau, thậm chí cùng một lúc tồn tạinhiều loại mặt
trận, nhưng mục đích chính trị của nó không biến đổi.
Lấy Mặt trậnViệt minh làm trụ cột và vai trò trungkiên,
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng kiến tổ chức một hình thức mặt trận mới - HộiLiên hiệp
quốc dân Việt Nam- tồn tại cùng Mặt trận Việt minh (1946-1951). Đây là sáng tạo
độc đáo có mộtkhông hai của Hồ Chí Minh ở thế kỷ này. Sự tồn tại của hai hình
thức mặt trậncứu nước trong một nước đương nhiên sẽ có nhiều vấn đề phức tạp
nảy sinh, cáicốt vật chất của nội dung đoàn kết có thể trở nên đối lập và là
nguồn gốc củasự chia rẽ. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ đã cùng Đảng định
ra những biệnpháp, chủ trương phân định rành mạch địa dư phát triển, đảm bảo
tính giai cấpcủa hai hình thức mặt trận. Việc giáo dục tính tiên phong, trung
kiên của cánbộ và hội viên Việt minh thường xuyên được chú ý để phát triển Việt
Minh thậtsự thành nòng cốt của MTDTTN. Tư tưởng tổ chức và xây dựng mặt trận đó
khôngnhững đảm bảo tính thừa kế truyền thống mà còn đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
lịchsử. Khi cuộc kháng chiến – kiến quốc bước vào giai đoạn mới với những yêu
cầumới, sự hợp nhất hai mặt trận đã diễn ra để đảm bảo một mặt trận, một dân
tộc dướisự lãnh đạo của một đảng - Mặt trận Liên Việt đã ra đời. Tuy hợp nhất nhưngtính
chất chính trị của mặt trận vẫn không thay đổi, vì vậy càng phát huy đượcsức
mạnh, đẩy nhanh cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng. Nghệ thuật xâydựng,
tổ chức mặt trận cho các giai đoạn cách mạng cho đến nay vẫn còn nguyêngiá trị,
cần được phát huy, phát triển lên một tầm cao mới.
3. Từ điểm tựalà khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã xây
dựng được một mặt trận đoànkết với nhân dân thế giới rất rộng rãi và hoạt động
đạt hiệu quả cao.
Với sự hiểu biếtsâu sắc về chủ nghĩa thực dân ở trình độ “bậc
thầy” và một tư duy mở của chủnghĩa yêu nước hiện đại, trong quá trình hình
thành và sáng tạo hệ thống luận điểmcách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh
đã sớm đặt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Namvào phạm trù của
cuộc cách mạng vô sản thế giới, đưa cách mạng Việt Nam hoànhập với dòng cách
mạng chung của thời đại. Điều này đã được nêu lên từ năm1927 trong tác phẩm
“Đường Kách mệnh”.
Trong thời kỳchống Pháp, Hồ Chí Minh luôn nêu cao bản chất chính
nghĩa của cuộc kháng chiến.Ngay từ đầu Hồ Chí Minh chú trọng tranh thủ sự đồng
tình ủng hộ của nhân dânthế giới, kể cả chính phủ các nước đế quốc. Nguyêntắc
cơ bản của Người là: bảo đảm tính độc lập tự chủ về chính trị và tôn trọng,bình
đẳng lẫn nhau giữa các dân tộc, Hồ Chí Minh đã làm cho nhân dân thế giớitừng
bước hiểu ta, cùng với quá trình đó, nhân dân ta cũng hiểu thế giới hơn.Những
yếu tố đó làm cho nhân dân ta tin vào mình, vào dân tộc mình mà kiên trìkháng
chiến, đây cũng chính là nhân tố quan trọng để thực hiện chiến lược Đại đoànkết
quốc tế nói chung và nhất là đối với các nước ở Đông Dương nói riêng.
4. Nguồn gốcthành công của chiến lược Đại đoàn kết chính là
đức độ, uy tín, sự gương mẫu, niềm tin vô hạn và thiên tài cảmhoá con người của
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khác với nhiềulãnh tụ trên thế giới, thiên tài Hồ Chí Minh không
dừng lại ở những tư tưởng cótính chiến lược. Sự vĩ đại của Người chính là ở
phương pháp luận, là ở đạo đứccủa Người thể hiện bằng cả cuộc đời hoạt động đầy
sôi nổi đã dẫn dắt Cách mạng đitới thành công, mang lại quyền tự do, hạnh phúc
cho toàn thể dân tộc Việt Nam.
Là một lãnh tụcách mạng vĩ đại, Người không bao giờ thiếu sự
chân thành trong hành động. Lànhà văn hoá lớn sáng ngời tư tưởng nhân văn, toàn
bộ ý chí của Người hướng vàoviệc đem lại độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc
cho nhân dân.
Tin vào dân làtình cảm tự nhiên của Hồ Chí Minh. Niềm tin ấy
được xây dựng từ sự cảm thôngsâu sắc và tin vào tính thiện của con người. Vì
vậy, Hồ Chí Minh không chỉ đặtniềm tin vào giai cấp cần lao mà vào tất cả mọi
công dân nước Việt, kể cả nhữngngười trước đây từng có lỗi lầm, nhất thời theo
giặc. Niềm tin ấy như ngọn đèntoả rạng, làm thức tỉnh lòng yêu nước của hàng
triệu, triệu con tim. Ở mọi cươngvị, Hồ Chí Minh đã rất thành công trong việc
tổ chức nhân dân thực hiện sự nghiệpcách mạng tự giải phóng mình. Theo Hồ Chí
Minh đi kháng chiến là cả cộng đồngdân tộc.
Niềm tin đối vớiHồ Chí Minh cũng không dừng lại ở một giai cấp
nào, niềm tin ấy không có ranhgiới và không biên giới. Cuộc đời hoạt động đấy
sôi nổi của Người đã nhập vàonhân dân và nhân dân cũng hoà vào tấm lòng nhân ái
bao la của Người. Nguời nướcngoài, không kể nhân dân lao động, ngay cả các
chính khách, các lãnh tụ, cácnhà báo, thậm chí cả những sỹ quan trong quân đội
đế quốc, ai đã từng một lần đượctiếp xúc với Hồ Chí Minh đều được Người dành
cho những tình cảm chân thành và đềuđược cảm hoá bởi đức độ, uy tín và nhân ái.
Một con người,một cuộc đời không chút riêng tư, luôn lo trước
nỗi lo của thiên hạ, luôn đaunỗi đau của nhân loại, Hồ Chí Minh là một tấm
gương sáng cho mọi thế hệ cán bộlãnh đạo của cách mạng không chỉ ở Việt Nam mà
trong chừng mực nhất định cho cảthế giới. Sức sống của chiến lược Đại đoàn kết
do Người thiết kế và trực tiếp thi công sẽ không bao giờ bịchìm vào quá
khứ mà mãi mãi toả sáng lung linh trong ký ức của dân tộc. TheoV.I. Lê nin: “….
một người chỉ xứng đáng với danh hiệu nhà tư tưởng khi nào họbiết giải quyết
trước những người khác tất cả các vấn đề lý luận, chính trị,sách lược và các
vấn đề tổ chức mà những yếu tố vật chất của phong trào húcphải một cách tự
phát” (2. 445-446).
Dưới sự lãnh đạotrực tiếp của Hồ Chí Minh, chiến lược đại đoàn
kết đã trở thành một bộ phậntrong chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Chiến lược ấy đã giúp nhân dânta thành công trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, hoàn thành Cách mạngdân tộc dân chủ trong cả nước và tiếp tục phát
huy sức mạnh ở thời kỳ cả nướccùng chung sức chung lòng xây dựng chủ nghĩa xã
hội nhằm đưa đất nước thoátkhỏi đói nghèo, lạc hậu, chuẩn bị đầy đủ hành trang
để bước vào thiên niên kỷmới cùng nhân loại.
Thế giới vẫntừng ngày đổi thay, có những giá trị tư tưởng nào đó
bị vật chất làm đảo lộn,nhưng chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh, một nhân tố
quan trọng hàng đầu gópphần tạo nên thắng lợi triệt để của phong trào giải
phóng dân tộc Việt Nam ởthế kỷ XX mãi mãi còn nguyên giá trị.
Tài liệu tham khảo
1.Phùng Hữu Phú (chủ biên) (1996), Chiến lượcĐại đoàn kết Hồ
Chí Minhm Nxb CTQG, Hà Nội.
2.Vũ Khiêu (1983), Bàn về Văn hóa Việt Nam. NxbKHXH, Hà
Nội.
3.Viện quan hệ quốc tế (1990), Chủ tịch HồChí Minh với công
tác ngoại giao. Nxb Sự Thật, Hà Nội.
4.Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dânPháp xâm lược
(1945-1954) (1985),tập 1. Nxb QĐND, Hà Nội.
Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 23