Những tìm tòi lý luận của đồng chí Lê Duẩn về con đường từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ở nước ta
[ 07/07/2013 15:39 PM | Lượt xem: 1515 ]

NHỮNG TÌM TÒI LÝ LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ LÊ DUẨN VỀ CON ĐƯỜNG TỪ SẢN XUẤT NHỎ LÊN SẢN XUẤT LỚN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 

Ở NƯỚC TA 


GS HOÀNG CHÍ BẢO


Đồng chí Lê Duẩn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong gần 30 năm, ở cương vị đứng đầu BCHTƯ, đồng chí Lê Duẩn ra sức tìm tòi lý luận và đã có những cống hiến quan trọng đối với sự hình thành lý luận về cách mạng XHCN ở Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Trong những tìm tòi lý luận mang tính sáng tạo ấy, những tư tưởng của đồng chí Lê Duẩn về sản xuất nhỏ và s¶n xuÊt lớn, về con đường từ s¶n xuÊt nhỏ đi lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở Việt Nam có một vị trí nổi bật, có ý nghĩa và ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng ta hồi bấy giờ. Các tác phẩm mà đồng chí Lê Duẩn để lại chứa đựng một nội dung phong phú, bao quát một cách đa dạng nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Xuyên suốt những vấn đề ấy, thấm sâu vào từng vấn đề ấy là những kiến giải và bình luận giàu sức thuyết phục về con đường từ s¶n xuÊt nhỏ đi lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta mà đồng chí Lê Duẩn coi là một cuộc cải biến cách mạng vĩ đại, lâu dài, hết sức phức tạp và khó khăn.

Đó thực sự là một cuộc cách mạng, là cải tạo XHCN mà đồng thời là xây dựng CNXH ở nước ta vốn hết sức mới mẻ, chưa hề có tiền lệ trong lịch sử. Chuyển từ s¶n xuÊt nhỏ lên s¶n xuÊt lớn XHCN là nội dung chủ yếu của cuộc cách mạng đó.

Theo đồng chí Lê Duẩn, bước chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN thực sự là một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nước ta nhằm thanh toán bần cùng, nghèo nàn, lạc hậu và tiến tới giàu có, văn minh, hiện đại.

Con đường chuyển từ sản xuất nhỏ lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta còn là con đường rất đặc thù, có những nội dung và hình thức biểu hiện riêng độc đáo của nó, đòi hỏi tìm tòi đúng và thực hiện đúng những giải pháp, những bước đi với những điều kiện thích hợp, phù hợp với hoàn cảnh nước ta, mặc dù, cái đặc thù ấy không tách rời cái phổ biến, bị chi phối bởi cái phổ biến.

Tìm tòi con đường đó là tìm tòi bản chất và quy luật mang tính khách quan, tất yếu. Đó là bản chất, thực chất của vấn đề quá độ tới CNXH, bỏ qua chế độ TBCN. Quá độ tới CNXH ở Việt Nam, theo đúng chỉ dẫn của Lênin là quá độ gián tiếp, từ từ từng bước một, phù hợp với “phát triển rút ngắn”, phù hợp với các xã hội nông nghiệp, các nước mà nền kinh tế nông nghiệp còn phổ biến.

Tính đặc thù trong sự vận động của quy luật này ở nước ta là ở chỗ, từ một nền s¶n xuÊt nhỏ cá thể, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế tự nhiên, kỹ thuật thủ công, công cụ cầm tay, thô sơ và chưa trải qua sự phân công lao động xã hội một cách đầy đủ mà đi lên s¶n xuÊt lớn, hiện đại. Hình thành nền s¶n xuÊt lớn ở nước ta lại không phải là s¶n xuÊt lớn TBCN được áp dụng bởi các biện pháp và thủ đoạn mà giai cấp tư sản đã làm trong lịch sử bằng cách cưỡng đoạt và làm bần cùng hóa nông dân, khoét sâu cái hố đối lập nông thôn và thành thị, mà là s¶n xuÊt lớn XHCN, tạo ra cái giá đỡ, cái cốt vật chất để phát triển, hiện đại hóa nông thôn - nông nghiệp và nông dân, đem lại lợi ích chung cho xã hội trong sự hài hòa lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Như vậy, thực hiện bước chuyển từ s¶n xuÊt nhỏ lên s¶n xuÊt lớn XHCN rõ ràng không phải thuần túy là vấn đề kinh tế - kỹ thuật mà còn là vấn đề xã hội và tổ chức đời sống xã hội cho đông đảo những người lao động; là chính sách (bao gồm cả chính sách kinh tế và chính sách xã hội) và cơ chế quản lý; là phân công và phân công lại lao động xã hội để tổ chức s¶n xuÊt sao cho có hiệu quả, sao cho tạo được động lực phát triển s¶n xuÊt dựa trên kích thích lợi ích và phát triển nhu cầu, từ đó thực hiện bước đột phá nhằm giải phóng và phát triển sức sản xuất, từng bước xây dựng hình thức quan hệ s¶n xuÊt mới tương ứng.

Sâu xa ra, từ s¶n xuÊt nhỏ tới s¶n xuÊt lớn XHCN là con đường xác lập một mô hình phát triển xã hội hiện đại và thực hiện mô hình ấy không thể không tính đến sự phát triển khoa học, giáo dục và văn hóa. Hợp điểm của sự phát triển này là sự phát triển con người, chất lượng nhân lực của từng cá thể lẫn cộng đồng. Nó tạo ra năng lực xã hội bởi sự liên kết, trao đổi, hợp tác, phân công giữa các năng lực, các nguồn lực khác nhau.

Những quan niệm và cách tiếp cận hệ thống đó đều được đồng chí Lê Duẩn thể hiện và trình bày sáng tỏ với sự nghiền ngẫm lý luận và khảo sát thực tế trong nhiều năm.

Đây thực sự là một tư tưởng lớn trong những tư tưởng chiến lược về phát triển, thực sự là điểm cốt lõi trong sự tìm tòi lý luận về cách mạng XHCN ở Việt Nam của đồng chí Lê Duẩn.

1. Trước hết chúng ta tìm hiểu sự hình thành khái niệm về s¶n xuÊt nhỏ, s¶n xuÊt lớn, về con đường tiến lên s¶n xuÊt lớn, thực hiện bước chuyển từ s¶n xuÊt nhỏ cá thể lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta trong tư duy lý luận của đồng chí Lê Duẩn.

Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội III (9 - 1960) khi trình bày đường lối cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng chí Lê Duẩn lần đầu tiên đã sử dụng khái niệm “chế độ s¶n xuÊt nhỏ” và từ chế độ s¶n xuÊt nhỏ tiến lên “chế độs¶n xuÊt lớn XHCN”...

Ở nước ta, chế độ s¶n xuÊt nhỏ có biểu hiện nổi bật, phổ biến là kinh tế sản xuất nhỏ của nông dân dựa trên chế độ tư hữu mà đặc trưng của nó là rời rạc và lạc hậu. Chế độ tư hữu nhỏ và đầu óc tư hữu của nông dân cá thể đã tiềm tàng trong nó khả năng tự phát TBCN của họ, tuy mặt tích cực của nông dân vẫn là chủ yếu.

Nền s¶n xuÊt nhỏ còn biểu hiện trong hoạt động kinh tế - s¶n xuÊt của thợ thủ công và trong hoạt động thương mại của tiểu thương, mà tiểu thương, theo đồng chí Lê Duẩn, trong một nước s¶n xuÊt nhỏ còn là phổ biến, có vai trò cần thiết trong sự phân phối, làm cho sự tiêu dùng của nhân dân được thuận lợi.

Để cải tạo s¶n xuÊt nhỏ, phải tổ chức nông dân, thợ thủ công và tiểu thương vào hình thức kinh tế hợp tác xã, tiến hành hợp tác hóa, tổ chức s¶n xuÊt và cải biến sự lạc hậu về kỹ thuật, thực hiện phân công lao động hợp lý trong nền kinh tế quốc dân. Tiến lên s¶n xuÊt lớn XHCN chính là xây dựng một nền kinh tế cân đối và hiện đại, một chế độ s¶n xuÊt lớn, cơ giới hóa XHCN. Con đường tiến lên này là tổng hợp của sự giải phóng để phát triển lực lượng s¶n xuÊt, tạo cơ sở cho việc hình thành quan hệ s¶n xuÊt mới, là tiến hành cách mạng kỹ thuật đồng thời là thực hiện cách mạng văn hóa, tất cả hướng trực tiếp vào yêu cầu của cách mạng kinh tế1. Đó là những luận giải đầu tiên, ở dạng tổng quát nhất về s¶n xuÊt nhỏ, s¶n xuÊt lớn và con đường đi lên s¶n xuÊt lớn ở nước ta trong toàn bộ tiến trình cải tạo XHCN và xây dựng CNXH mà trước hết và chủ yếu diễn ra ở nông thôn - nông nghiệp - nông dân. Sau này, trong các tác phẩm của mình, đồng chí Lê Duẩn đã tập trung phân tích những biểu hiện có tính đặc trưng của sản xuất nhỏ, những tiêu chí của s¶n xuÊt lớn, mục đích, bản chất của s¶n xuÊt lớn XHCN, của xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa trong CNXH.

Trung tâm chú ý của đồng chí Lê Duẩn trong những tìm tòi từ thực tiễn để khái quát tình hình lý luận là vạch ra những tính quy luật của con đường đi lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở Việt Nam trong điều kiện bỏ qua chế độ TBCN.

2. Vậy tính chất của s¶n xuÊt nhỏ được biểu hiện như thế nào và từ s¶n xuÊt nhỏ đi lên s¶n xuÊt lớn là tạo ra những biến đổi nào về chất trong phân công lao động, trong tổ chức quản lý s¶n xuÊt cũng như trong chất lượng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Làm sáng tỏ vấn đề này có một ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn trong việc xác định những giải pháp cải tạo XHCN và xây dựng CNXH trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, trong việc xác định nội dung lãnh đạo kinh tế của Đảng và quản lý kinh tế của Nhà nước.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội IV do đồng chí Lê Duẩn trình bày đưa lại câu trả lời sâu sắc và có tính hệ thống về vấn đề đó.

Theo đồng chí Lê Duẩn, cho đến thời điểm của Đại hội IV (1976), trải qua 20 năm xây dựng, miền Bắc nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về cải tạo XHCN và xây dựng CNXH. Tuy vậy, nền kinh tế nói chung, nhất là các mặt cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu kinh tế vẫn chưa vượt khỏi tình trạng s¶n xuÊt nhỏ, đang còn ở bước đầu của quá trình tiến lên s¶n xuÊt lớn XHCN. Nhìn chung cả nước, tuy ở mặt này mặt kia đã xuất hiện những yếu tố của s¶n xuÊt lớn song s¶n xuÊt nhỏ vẫn còn phổ biến. Có thể nói tới những biểu hiện chủ yếu sau đây của tính chất s¶n xuÊt nhỏ: cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ yếu; tuyệt đại bộ phận lao động là lao động thủ công; năng suất lao động xã hội rất thấp; phân công lao động chưa phát triển; công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng, còn ít và rời rạc, chưa đủ sức cải tạo kỹ thuật đối với ngành kinh tế quốc dân; phần lớn hàng tiêu dùng còn do thủ công nghiệp sản xuất; công nghiệp và nông nghiệp chưa kết hợp được với nhau thành một cơ cấu, trong nông nghiệp phần lớn vẫn là trồng lúa, ít có những vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp; trình độ thủy lợi hóa, cơ giới hóa và nói chung trình độ thâm canh còn thấp; chăn nuôi phát triển kém, chưa cân đối với trồng trọt2.

Tính chất sản xuất nhỏ còn thể hiện ở khối lượng sản phẩm ít, chưa bảo đảm được nhu cầu tái sản xuất mở rộng và nhu cầu của đời sống nhân dân, ở tình trạng tổ chức và quản lý kinh tế còn phân tán, kém hiệu lực, tính kế hoạch của nền kinh tế chưa cao3.

Với tư duy biện chứng và tầm nhìn bao quát, toàn diện và hệ thống, s¶n xuÊt nhỏ được đồng chí Lê Duẩn xem xét không chỉ từ phương diện kinh tế mà còn là kinh tế - xã hội, là cơ cấu kinh tế và các quan hệ tổ chức quản lý.

Một nền s¶n xuÊt nhỏ với những biểu hiện hạn chế có tính vật chất - thực tiễn như vậy sẽ là một trở lực lớn trên con đường xây dựng CNXH. Xét trên lĩnh vực xây dựng kinh tế, xây dựng CNXH trong điều kiện, hoàn cảnh nước ta là xây dựng nền s¶n xuÊt lớn XHCN bằng công nghiệp hóa, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn.

Đồng chí Lê Duẩn khẳng định: Đứng trên toàn cục mà xét thì quá trình xây dựng nền s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta là quá trình cải biến quan hệ s¶n xuÊt đi đôi với tiến hành cách mạng kỹ thuật, biến lao động thủ công thành lao động cơ giới; là quá trình phân công lại lao động xã hội, phát triển các ngành nghề mới với quy mô lớn, vừa chuyên môn hóa vừa hợp tác hóa; là quá trình xây dựng nền kinh tế dân tộc tự chủ, đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài...4. Và trong buổi ban đầu của thời kỳ quá độ, khi lao động nông nghiệp với năng suất thấp, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao động xã hội... thì tất yếu phải biến nền nông nghiệp cá thể, độc canh thành nông nghiệp tập thể, toàn diện, giảm dần lao động tất yếu và tăng thêm lao động thặng dư. Muốn vậy, phải ngay từ đầu đem công nghiệp tác động vào nông nghiệp, kết hợp chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp. Có thể xem đó là quá trình phát sinh và phát triển của nền s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta5.

3. Một trong những điểm đặc sắc trong lý luận của đồng chí Lê Duẩn về con đường đi lên s¶n xuÊt lớn XHCN ở nước ta là ở chỗ đã vạch rõ lôgích biện chứng của bước chuyển từ nhỏ lên lớn. Không thể phủ định s¶n xuÊt nhỏ bằng cách nào khác ngoài việc chúng ta đưa s¶n xuÊt nhỏ, nâng s¶n xuÊt nhỏ lên s¶n xuÊt lớn XHCN, làm cho sản xuất nhỏ lớn lên... Để thực hiện sự lớn lên đó, chúng ta kết hợp cải tạo XHCN với xây dựng CNXH. Đó chính là tập trung phát triển s¶n xuÊt, giải phóng sức s¶n xuÊt, mọi tiềm năng lao động và các tiềm năng xã hội khác, hướng vào mục đích trực tiếp là phát triển kinh tế, tạo tiền đề cho s¶n xuÊt XHCN ra đời theo đúng quy luật tất yếu khách quan. Mấu chốt là vấn đề phát triển lực lượng s¶n xuÊt 6. Tư tưởng giải phóng và phát triển lực lượng s¶n xuÊt, phát huy năng lực lao động (mà ngày nay ta gọi là phát huy nguồn lực con người) là một tư tưởng đặc sắc, là giá trị lý luận căn bản, có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay.

Từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh rằng, trước mắt chúng ta không những có hai con đường phát triển kinh tế - CNTB hay CNXH mà còn là có hai phương pháp tổ chức: thủ công nghiệp hay đại công nghiệp. Sai lầm về đường lối có thể làm chệch phương hướng phát triển của cách mạng nhưng sai lầm trong tổ chức quản lý, nếu đưa những quan niệm và phương pháp của người sản xuất nhỏ vốn quen thuộc với chúng ta qua bao đời nay vào hoạt động tổ chức quản lý thì cũng không thể có CNXH. Cái mà chúng ta đang thiếu nhất hiện nay chính là năng lực tổ chức việc xây dựng và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, phục vụ đời sống nhân dân7. Cái thiếu thốn ấy, thực chất và sâu xa là thiếu thốn văn hóa và văn hóa quản lý, lãnh đạo như Lênin nói. Điều này được đồng chí Lê Duẩn phân tích, so sánh thấu đáo con đường đi lên sản xuất lớn TBCN và sản xuất lớn XHCN là khác nhau căn bản về những cơ sở và phương pháp của nó: tự phát với tự giác; phát triển chế độ tư hữu TBCN với xác lập sở hữu xã hội; cạnh tranh vô chính phủ với phát triển có kế hoạch; công nghiệp và thành thị tách khỏi nông thôn, làm phá sản nông dân với xây dựng công nghiệp mới, thành thị mới, kết hợp chặt chẽ công nghiệp với nông nghiệp...8.

4. Trên cơ sở làm rõ những đặc trưng và sự phát triển của sản xuất lớn, chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn nêu trên, có thể đề cập tới những mối quan hệ gì cần phải xử lý? Các mối quan hệ đó cũng là những vấn đề cần phải giải quyết để làm cho sản xuất nhỏ lớn lên, kích thích nó bằng các tác nhân kinh tế - xã hội để tạo cho nó phát triển theo đúng lôgíc khách quan ấy cũng đồng thời là đi tới chỗ hướng đích của con đường sinh thành sản xuất lớn. Như thế, chỉ có lôgíc biện chứng về phát triển, của phát triển mới giải quyết được vấn đề đặt ra chứ không phải là lôgíc hình thức, là tính chủ quan duy ý chí, dùng ý chí xóa bỏ sản xuất nhỏ và tạo ra cái giả tượng về sản xuất lớn. Ở đây ta thấy rõ, những tìm tòi lý luận của đồng chí Lê Duẩn thấm nhuần sâu sắc một cảm quan triết học duy vật biện chứng.

Các mối quan hệ, các vấn đề cần giải quyết để từng bước đưa sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN ở nước ta với ý nghĩa là những giải pháp thực tiễn, được cụ thể hóa thành chính sách, cơ chế tổ chức, quản lý, tựu trung lại là những quan hệ, những vấn đề sau đây:

Quan hệ giữa cải tạo và xây dựng trên tất cả các lĩnh vực; Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý giữa công nghiệp và nông nghiệp; giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương; giữa ngành, khu vực và lãnh thổ; Phát triển kinh tế có kế hoạch; Đẩy mạnh tăng năng suất lao động xã hội, đó là con đường cơ bản để thực hiện tích lũy tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống nhân dân; Coi trọng quy luật giá trị và vai trò thị trường; Xây dựng và hoàn thiện không ngừng chế độ quản lý kinh tế; Xây dựng một nền kinh tế dân tộc độc lập, tự chủ đồng thời mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài...9.

Các mối quan hệ, các vấn đề nêu trên được thể hiện trong nội dung ba cuộc cách mạng: quan hệ sản xuất, khoa học và kỹ thuật, tư tưởng văn hóa, được tiến hành đồng thời ở nước ta, trong đó lấy cách mạng khoa học kỹ thuật làm then chốt, thực hiện công nghiệp hóa, kết hợp những bước đi từ tuần tự vừa nhảy vọt, tạo những chuyển biến căn bản cho phát triển nông nghiệp bởi nó là cơ sở để thực hiện phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế-văn hóa của cả nước.

5. Từ những điều trình bày trên đây có thể thấy, bàn tới sản xuất nhỏ đi lên sản xuất lớn XHCN là bàn tới điểm mấu chốt, cốt lõi của đường lối xây dựng và phát triển kinh tế, đường lối xây dựng CNXH nói chung ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Những quy luật và những tính quy luật bộc lộ ra trong bước chuyển này là vô cùng phức tạp, đan xen những tác động qua lại một cách biện chứng các nhân tố kinh tế - chính trị - tư tưởng - văn hóa và xã hội, các vấn đề giai cấp và dân tộc, quốc gia với quốc tế và thời đại. Đó thực sự là những vấn đề lý luận mà cũng là những vấn đề thực tiễn to lớn, cơ bản và bức xúc mà Đảng ta đã và đang nỗ lực giải quyết, vừa đẩy mạnh nghiên cứu lý luận vừa chú trọng tổng kết thực tiễn để hình thành và phát triển lý luận mới nhằm làm sáng tỏ con đường đi lên CNXH ở nước ta. Đồng chí Lê Duẩn đã có những đóng góp xuất sắc vào việc tìm tòi lý luận đó với tư cách nhà lý luận, nhà tư tưởng của Đảng ta.

Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, dù tình hình và nhiệm vụ cách mạng đã khác trước, tính chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đã biến đổi nhiều so với điểm xuất phát từ những năm 60 của thế kỷ XX, bối cảnh quốc tế và thế giới đã xuất hiện nhiều nhân tố mới... song những quan niệm và tư tưởng của đồng chí Lê Duẩn về CNXH ở Việt Nam vẫn còn giá trị, vẫn gợi mở nhiều điều quý giá và bổ ích đối với chúng ta, vẫn có sức thúc đẩy sự hình thành nhận thức khoa học về CNXH, sự trau đồi năng lực độc lập sáng tạo trong tư duy và hành động, tự mình vươn lên để đủ sức tìm tòi, phát hiện và giải quyết những vấn đề của chính mình do sự phát triển của thực tiễn đặt ra.

1. Xem Lê Duẩn: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, ST, H, 1980, T. 1, tr. 15, 17, 63, 65

2,3. Sđd, T. 3, tr. 45, 46

4, 5, 6, 7, 8, 9 . Xem Sđd, T. 2, tr. 27-29, 195, 89-91, 212-213, 305-306, 324, 346.

Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn

(0208).3848.976
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 9