CỬ NHÂN LỊCH SỬ - “HỌC MỘT NGÀNH, LÀM NHIỀU NGHỀ”
[ 16/08/2019 00:00 AM | Lượt xem: 52208 ]
  CỬ NHÂN LỊCH SỬ - “HỌC MỘT NGÀNH, LÀM NHIỀU NGHỀ”

Nhiều bạn trẻ đang băn khoăn là hiện nay không biết học ngành cử nhân Lịch sử ra trường có thể làm được những việc gì? Làm ở đâu và cơ hội thăng tiến nghề nghiệp ra sao? Hay học ngành cử nhân Lịch sử ra để đi giảng dạy trong khi cử nhân sư phạm đang dư thừa. Điều băn khoăn của bạn không phải không có cơ sở, nhưng nếu bạn hiểu rõ hơn về ngành học này thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi quyết định chọn ngành học này.

Nếu thiếu thông tin về ngành học này, chắc rằng bạn sẽ có suy nghĩ là học ngành này để biết về lịch sử, hay đa số các bạn đều cho rằng học ngành cử nhân Lịch sử sau này ra trường đi giảng dạy và làm công tác nghiên cứu. Không hẳn như vậy, sinh viên tốt nghiệp ngành học này sau khi ra trường làm được ở khá nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trước hết bạn cần biết học ngành này bạn được những gì?

Ngành cử nhân Lịch sử có chương trình đào tạo khá phong phú gồm một số chuyên ngành như: Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Dân tộc học, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước… Nội dung chương trình đào tạo luôn được đổi mới theo hướng đáp ứng nhu cầu của xã hội về nguồn nhân lực. Người học được cung cấp hàm lượng kiến thức toàn diện và hệ thống về tiến trình lịch sử Việt Nam và tiến trình lịch sử nhân loại (trong 3 năm đầu). Bên cạnh kiến thức lịch sử chung, sinh viên ngành lịch sử được trang bị kiến thức cơ bản về một chuyên ngành lịch sử (chủ yếu trong năm học thứ 4). Ngoài ra, bạn cũng sẽ được trang bị một số phương pháp nghiên cứu lịch sử cần thiết để tiến hành công việc chuyên môn sau này. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, sinh viên ngành lịch sử còn được trang bị những kiến thức cần thiết về ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng mềm như: Giao tiếp ứng xử, thuyết trình, tổ chức sự kiện, quản lý…

Bên cạnh việc học lý thuyết trên lớp, sinh viên ngành cử nhân Lịch sử còn được thực hành qua những chuyến đi thực tế, thực tập: Thực tế lịch sử Việt Nam cổ trung đại tại một số ngôi chùa cổ ở Bắc Ninh, làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)…; thực tế lịch sử Việt Nam hiện đại tại các di tích lịch sử: Quê Bác (Nghệ An), Thành  nhà Hồ, Lam Kinh (Thanh Hóa), nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An…; thực tế dân tộc học tại Ba Bể (Bắc Cạn), Hòa Bình…), thực tập chuyên môn cuối khóa (tại các cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, bảo tàng...) Việc kết hợp học tập lý thuyết đi đôi với thực hành giúp sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào quá trình làm việc, công tác sau này. 

Sau khi có bằng cử nhân Lịch sử, tùy vào chuyên ngành đào tạo, bạn có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan khoa học lịch sử, hoặc các cơ quan nhà nước có liên quan đến sử học như: nghiên cứu tổng hợp, tuyên giáo, bảo tàng, báo chí, du lịch,… Ngoài ra, bạn cũng có thể học thêm về nghiệp vụ sư phạm để đủ điều kiện làm công tác giảng dạy lịch sử tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các trường phổ thông. Nếu có điều kiện, bạn có thể học tiếp lên bậc học cao hơn các chuyên ngành của lịch sử để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

1. Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam

Bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng, phương pháp nghiên cứu về khoa học lịch sử, trong đó phần lịch sử Việt Nam là khối kiến thức chuyên sâu quan trọng nhất.
Tốt nghiệp cử nhân khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, bạn sẽ có đủ năng lực đảm nhiệm nhiều công tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: 
- Làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương tại các cơ quan Đảng, nhà nước…
- Làm công tác tuyên huấn: Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận…
- Làm công tác tại bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch, phóng viên báo đài, … 
- Ngoài ra, bạn còn có thể học thêm về nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên trung học phổ thông, giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

2. Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đây là ngành học hiện nay xã hội đang có nhu cầu khá lớn. Theo học ngành này, bạn sẽ được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử; trong đó phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là quan trọng nhất.
- Tốt nghiệp ngành học này, bạn có đủ năng lực để làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đồng thời tham gia giảng dạy tại các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị…
- Làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng tại các ban, cục, sở, ngành…
- Làm công tác tuyên huấn tại các trung tâm giáo dục chính trị, ban Tuyên giáo, ban Dân vận…
- Làm chuyên viên trong các bộ phận, văn phòng đảng ủy của các cơ quan Nhà nước.

3. Chuyên ngành Dân tộc học

Theo ngành học này, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức cơ bản và kỹ năng phương pháp nghiên cứu về khoa học lịch sử, trong đó phần Dân tộc học, lịch sử văn hóa là khối kiến thức chuyên sâu quan trọng nhất.
Tốt nghiệp cử nhân khoa học Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học, bạn sẽ có đủ năng lực đảm nhiệm nhiều công tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: 
- Làm công tác nghiên cứu tại liên quan đến vấn đề dân tộc tại các sở, ban, nghành…
- Làm chuyên viên, hướng dẫn viên tại các bảo tàng, các đơn vị quản lý di tích lịch sử, văn hóa.
- Tham gia công tác giảng dạy tại một số trường cao đẳng, đại học

4. Ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước

 Thực hiện chủ trương đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Trường Đại học Khoa học đang có Đề án đào tạo ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. Đây là ngành học đang có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực. 
- Tốt nghiệp ngành học này, bạn có đủ năng lực để làm giảng viên giảng dạy môn Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị trong cả nước.
- Cán bộ tham mưu về lĩnh vực xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước trong các tổ chức, cơ quan thuộc hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương như: các cơ quan Đảng (Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Ủy ban kiểm tra…), các cơ quan nhà nước và đoàn thể có sử dụng kiến thức lịch sử như: UBND các cấp, sở, phòng Nội vụ…
- Chuyên viên tại bộ phận, văn phòng Đảng ủy của các đơn vị Nhà nước.
- Cán bộ nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm nghiên cứu về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

Nhiều thí sinh khối C e ngại khi chọn ngành Lịch sử bởi lo cơ hội việc làm ít ỏi. Hoặc một số khác cho rằng tốt nghiệp ngành cử nhân Lịch sử ra chỉ để đi giảng dạy. Song, thực tế qua những khóa sinh viên tốt nghiệp ngành cử nhân Lịch sử -Trường Đại học Khoa học cho thấy: ngành học này có cơ hội việc làm rất rộng. Hiện sinh viên tốt nghiệp ngành cử nhân Lịch sử đã có việc làm tại trường đại học, cao đẳng, các cơ quan Đảng (Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận, Ban Tổ chức, Đảng ủy khối các cơ quan nhà nước, Văn phòng Đảng ủy…); các cơ quan nhà nước và đoàn thể có sử dụng kiến thức lịch sử như: UBND các cấp, Đoàn thanh niên các cấp, Hội phụ nữ…; làm chuyên viên, hướng dẫn viên tại các bảo tàng, các đơn vị quản lý di tích lịch sử, các trung tâm nghiên cứu lịch sử - văn hóa, các nhà xuất bản, tạp chí chuyên ngành lịch sử… Bởi vậy, sinh viên ngành Lịch sử có thể tin tưởng vào cơ hội việc làm nhanh sau khi ra trường. Tuy nhiên, để có được cơ hội việc làm sau khi ra trường thì điều kiện tiên quyết là phải tích cực học tập để đạt kết quả cao và tích lũy nền tảng trong quá trình học.

Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới trong xét tuyển đại học, cao đẳng. Ngành Lịch sử (D220310) của trường Đại học Khoa học tổ chức xét tuyển năm 2019 theo hai hình thức:

- Hình thức thứ nhất: Xét tuyển dựa vào kết quả của kì thi THPT quốc gia năm 2019 với các tổ hợp môn xét tuyển như sau: 
+ Ngữ Văn, Lịch sử, Địa Lí
+ Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
+ Toán, Ngữ văn, Lịch sử
+ Toán, Ngữ văn, Địa Lí
-  Hình thức thứ hai: Xét tuyển dựa vào học bạ THPT.


Danh sách một số sinh viên Bộ môn lịch sử - trường Đại học Khoa học đang công tác tại các cơ quan


TT

Họ và tên

Khóa học

Cơ quan đang công tác

SĐT

1

Trần Thị Tuấn Anh

2008-2012

Trường Trung học Cơ sở Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

0912295488

2

Nguyễn Mạnh Dũng

2008-2012

Ban Tổ chức huyện ủy Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

0945195234

3

Dương Mạnh Hà

2008-2012

Tỉnh Đoàn Thái Nguyên

0962203739

4

Lê Thị Thanh Hoa

2008-2012

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng).

01689930800

5

Nguyễn Thị Hoa

2008-2012

Trường Cao đẳng Kinh tế Tài Chính Thái Nguyên.

0978393000

6

Nguyễn Thị Hòa

2008-2012

Ban Tư pháp hộ tịch xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

01696805180

7

Phạm Tùng Hương

2008-2012

Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên

0988053890

8

Phạm Quang Khiêm

2008-2012

Ban quản lý di tích lịch sử ATK Định Hóa - Thái Nguyên.

0973495614

9

Nguyễn Đăng Khoa

2008-2012

Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Sông Công

0982203233

10

Lê Văn Hiếu

2008-2012

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

0962951416

11

Mai Thị Lê

2008-2012

Trường THPT Phú Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

0984348726

12

Phạm Thị Loan

2008-2012

Ban Tổ chức thành ủy Hưng Yên.

13

Trần Khánh Ly

2008-2012

Hội Phụ nữ huyện Hải Hà - Quảng Ninh

01696812736

14

Nguyễn Quang Ngà

2008-2012

Huyện đoàn Quốc Oai - Hà Nội.

0973430273

15

Nguyễn Thị Thu Phương

2008-2012

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.

0868040886

16

Ngô Thị Quang

2008-2012

Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên.

0966834048

17

Trần Xuân Tăng

2008-2012

Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Nam Định.

0974864387

18

Nguyễn Thị Thùy

2008-2012

Ban quản lý di tích lịch sử ATK Định Hóa - Thái Nguyên.

01696829092

19

Nguyễn Thị Ngọc Mai

2009-2013

Văn phòng Đảng ủy - Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam

0986860260

20

Dương Quốc Hợp

2009-2013

Ban Tuyên Giáo huyện ủy Định Hóa - Thái Nguyên

01698330718

21

Nguyễn Thị Nga

2009-2013

Ban Tuyên giáo huyện ủy Quỳnh Phụ - Thái Bình

01675288165

22

Nguyễn Thị Bộ

2009-2013

Phòng Nội vụ huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

0979646230

23

Nguyễn Văn Ngọc

2007-2011

Phòng kinh tế, báo Thái Nguyên

0968075345

24

Tạ Bích Huệ

2007-2011

Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

0977598163

25

Lê Thị Bích Thủy

2007-2011

Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên

01654121000

26

Vũ Thị Ngọc Ánh

2007-2011

Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam

01677861851

27

Vương Văn Yên

2007-2011

Huyện đoàn Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

0985693263

28

Hoàng Thị Thu Hương

2007-2011

Văn phòng UBND huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

01674691836

29

Nguyễn Thị Thùy Dương

2007-2011

Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên

0978558864

30

Dư Thị Hà

2007-2011

Khoa Quốc tế - ĐH Thái Nguyên

0977880138

31

Nguyễn Văn Mạnh

2007-2011

Phòng Văn hóa thành phố Thái Nguyên

01674691877

32

Đỗ Duy Kiên

2007-2011

Ban Tuyên giáo huyện ủy Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

0964124985

33

Vũ Văn Lương

2007-2011

Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

0985593996

34

Hoàng Bích Trâm

2007-2011

Trường Chính trị tỉnh Lạng Sơn

0974601602

35

Bùi Bích Phương

2007-2011

Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

0984959786


Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn

(0208).3848.976
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 24