THỰC TẾ LỊCH SỬ VIỆT NAM CỦA LỚP CỬ NHÂN LỊCH SỬ K13 TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM
[ 04/03/2019 00:00 AM | Lượt xem: 2717 ]


 THỰC TẾ LỊCH SỬ VIỆT NAM CỦA LỚP CỬ NHÂN LỊCH SỬ K13
TẠI LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM

Ngày 13/3/2016, Bộ môn Lịch sử đã tổ chức cho sinh viên lớp Cử nhân Lịch sử K13 thực tế chuyên ngành Lịch sử Việt Nam 1 ngày tại làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội). 

Gọi là làng cổ nhưng Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây. Trong đó, 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không thay đổi. Đầu thế kỷ XIX, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây. Đây là quê hương nhiều danh nhân lịch sử như Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, ... Ngày nay, Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi.
Quá trình quan sát, học tập tại Đường Lâm đã giúp sinh viên có những trải nghiệm thực tế, trực quan sinh động những kiến thức thu nhận trên giảng đường, làm giàu vốn sống, vốn hiểu biết của mình.

Một số hình ảnh về chuyến thực tế:


Cổng làng Mông Phụ


Đình làng Mông Phụ


Tại nhà cổ Đường Lâm


Đường Lâm có nghề làm tương lâu đời


Không gian bên trong nhà cổ



Thành cổ Sơn Tây
< Đỗ Hằng Nga >

Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn

(0208).3848.976
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 19