Dạ hội Lịch sử: Ngàn năm hào khí Thăng Long - Một đêm Hội đầy ý nghĩa
[ 15/03/2012 15:51 PM | Lượt xem: 3446 ]
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban tuyên giáo Trung ương, Ban tuyên giáo Tỉnh Thái Nguyên, Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học và nhiêm vụ năm học 2010 - 2011, tối 7/10/2010, tại Hội trường A, Bộ môn Lịch sử đã tổ chức chương trình Dạ hội Lịch sử: “Ngàn năm hào khí Thăng Long”. 
Tới dự chương trình có PGS. TS Nông Quốc Chinh - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng nhà trường; Thầy giáo Nguyễn Khắc Hùng - Phó Hiệu trưởng nhà trường; Đại diện đông đủ các Phòng, Ban, Khoa và Bộ môn trong trường. Bên cạnh đó, chương trình còn có sự hiện diện của đại diện Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên, Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm và đông đảo sinh viên trong và ngoài trường.
Chương trình như một cách bày tỏ niềm vui, niềm tự hào của mỗi công dân Việt Nam đối với thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng tròn một nghìn năm tuổi, qua đó cũng nhằm bồi dưỡng kiến thức về lịch sử dân tộc, giáo dục lòng tự hào về truyền thống và tinh thần yêu nước cho mỗi sinh viên. 
Trong lời phát biểu khai mạc Dạ hội, TS Nguyễn Duy Tiến – Trưởng Bộ môn Lịch sử đã ôn lại chặng đường lịch sử ngàn năm của Thăng Long – Hà Nội, nêu bật vị trí quan trọng của vùng đất Thăng Long, nơi Lý Thái Tổ chọn làm nơi đặt kinh sư. “Thành Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước… mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Việc định đô ở Thăng Long có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử dân tộc, góp phần xác lập nền văn minh Đại Việt cũng như tầm nhìn chiến lược của Đức Lý Công Uẩn “Lý Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đỉnh, xét về mặt quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp. Cho nên, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm, nước mạnh dân giàu, có thể nói là đời đời thịnh trị”.
Phát biểu tại buổi Dạ hội, PGS.TS Nông Quốc Chinh đã nêu bật ý nghĩa việc tổ chức chương trình và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm làm việc của thầy và trò Bộ môn Lịch sử trong việc tổ chức Chương trình này.
Mở đầu chương trình là màn trống khai hội hào hùng, hoành tráng, xen lẫn với các tiết mục múa hát đã tái hiện lại hỉnh ảnh Hà Nội trong thời khắc linh thiêng Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn đọc chiếu dời đô. Từ buổi đó, “Thăng Long - Rồng bay” đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của một dân tộc anh hùng mà nhân hậu “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”, trở thành niềm tự hào của bao thế hệ con cháu Lạc Hồng.



Màn sử thi “Từ Thăng Long văn hiến đến Hà Nội vì hòa bình”, mở đầu bằng màn trống hội và hình ảnh Đức Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô”
Lịch sử tròn một nghìn của Thăng Long - Hà Nội đã trải nhiều biến cố, có lúc rực rỡ huy hoàng, có lúc trầm lắng đau thương. Song khí phách Thăng Long, cốt cách Thăng Long vẫn trường tồn với thời gian, rạng rỡ từng trang sử. Điều đó càng được được chứng minh một cách hùng hồn trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó là mùa đông năm 1946 - Hà Nội “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”! Đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội vào mùa đông năm 1972, đã góp phần chấm dứt vĩnh viễn chiến tranh leo thang của không lực Hoa Kỳ ra miền Bắc Việt Nam. 


Tiết mục biểu diễn thời trang “Người Tràng An” tiếp nối với hàng chục “người mẫu” trong trang phục truyền thống, thướt tha trong dáng “giai nhân” đã gợi lên những nét thanh lịch và hào hoa, lịch lãm, giản dị mà vẫn kiêu sa của con người vùng đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến. 



Ảnh: Những “Người mẫu sinh viên” trong trang phục truyền thống
Bên cạnh hình ảnh Thăng Long văn hiến, Hà Nội hôm nay đang bước vào tuổi 1000 với một diện mạo và tầm thế mới. Một mảng Hà Nộị thời hiện đại sôi động, trẻ trung, hội nhập với những vũ điệu nóng bỏng và quyến rũ.



Ảnh: Một Hà Nộị thời hiện đại sôi động, trẻ trung, hội nhập với những vũ điệu nóng bỏng và quyến rũ



(Ảnh: Đêm hội kết thúc với màn múa hát “Đến với con người Việt Nam tôi”)
Chương trình được tổ chức quy mô, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

Một số hình ảnh liên quan


(PGS.TS Nông Quốc Chinh – Hiệu trường – Bí thư Đảng ủy nhà trường đến dự và chúc mừng Chương trình)




(Đại Đức Thích Nguyên Thành – Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Tỉnh Thái Nguyên đến dự và chúc mừng)





(TS Nguyễn Duy Tiến - Trưởng Bộ môn Lịch sử đọc diễn văn khai mạc Dạ hội)




(Chuẩn bị cho buổi Tổng duyệt)



(Khi thầy cô cũng muốn làm “nghệ sĩ”)



















< NGUYỄN ĐỨC >

Khoa Khoa học xã hội & Nhân văn

(0208).3848.976
Loading the player ...

Liên kết website

Thống kê website

Lượt truy câp: 1837307
Trong ngày:
Đang online: 19